Adr: A1, Tầng 5M, Bình Vượng bld., 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Email: sale@vinapumpjsc.com
HotLine: 0936 250 333
xu-ly-nuoc-thai

NHỮNG SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI 

Hiện nay, nhà máy xử lý nước thải được xây dựng rộng rãi tại các khu dân cư, khu công nghiệp, bệnh viện,… để xử lý và thải ra nguồn nước an toàn với sức khỏe, thân thiện với môi trường. Trong quá trình vận hành, không thể tránh khỏi những sai sót, biến cố, quá trình xử lý diễn ra trục trặc. Cùng tìm hiểu những sự cố thường gặp khi vận hành nhà máy xử lý nước thải trong bài viết dưới đây.

1.Nhà máy xử lý nước thải là gì?

Xử lý nước thải là công nghiệp một trong những nhiệm vụ cơ bản và quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt. Nguồn nước luôn phải được đảm bảo sạch để phục vụ cho nhu cầu của lượng lớn dân cư trong sinh hoạt hàng ngày.

Xử lý nước thải công nghiệp đòi hỏi hệ thống xử lý khá phức tạp để có thể loại bỏ các chất độc hại khỏi chất thải khi đưa ra môi trường ngoài. Hệ thống xử lý nước thải là điều kiện bắt buộc từ các cơ quan Nhà nước mới mục đích bảo vệ môi trường. Nước thải là nguồn nước được thải ra môi trường trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người, chứa rất nhiều chất thải, tạp chất, vi khuẩn gây bệnh. Nước thải trước tiên phải được xử lý sạch, loại bỏ các tạp chất vi khuẩn gây bệnh trước khi thải ra môi trường tự nhiên.

Nhà máy xử lý nước thải cần được xây dựng theo các quy tắc, tiêu chuẩn theo Bộ Tài nguyên và môi trường đưa ra đảm bảo nguồn nước thải ra đảm bảo an toàn môi trường và sức khỏe con người.

2. Những sự cố thường gặp khi vận hành nhà máy xử lý nước thải

2.1. Hỏng hóc về bơm:

Hằng ngày kiểm tra bơm có đẩy nước lên hay không. Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau:

– Nguồn cung cấp điện có bình thường không.

– Cánh bơm có bị chèn bởi các vật lạ không.

– Khi bơm có tiếng kêu lạ cũng cần ngừng bơm lập tức và tìm ra nguyên nhân để khắc phục sự cố trên. Cần sửa máy bơm theo từng trường hợp cụ thể.

Trang bị hai bơm vừa để dự phòng, vừa để hoạt động luân phiên và bơm đồng thời khi cần bơm với lưu lượng lớn hơn công suất của bơm.

2.2. Sục khí

– Oxy tất nhiên là nguyên tố quan trọng nhất trong qua trình sinh khối hoạt tính. Nếu nguồn cung cấp oxy bị cắt hoặc ngay cả khi cung cấp hạn chế, sinh khối sẽ trở nên sẫm màu, tỏa mùi khó chịu và chất lượng nước sau xử lý sẽ bị suy giảm –

– Cần phải giảm ngay lưu lượng cấp nước thải vào hoặc ngưng hẳn (nếu máy sục khí hỏng hẳn).

– Sau những thời kỳ dài không đủ oxy, sinh khối phải được sục khí mạnh mà không nạp nước thải mới. Sau đó, lưu lượng cấp nước thải có thể được tăng lên từng bước một.

– Các vấn đề về oxy cần phải được giải quyết triệt để càng sớm càng tốt.

2.3. Các vấn đề về đóng mở van

– Các van cấp nước thải vào không mở/đóng:

– Các van thải sinh khối dư không mở/đóng:

Các van thải sinh khối được dùng để loại bỏ sinh khối dư từ các bể sinh khối hoạt tính. Trong trường hợp hư hỏng, sinh khối dư không được lấy ra và hàm lượng MLSS sẽ tăng lên. Nói chung, điều này có thể dể dàng chấp nhận trong vài ngày. Sau một chu kỳ lâu hơn,hàm lượng MLSS cao sẽ làm cho quá trình tách sinh khối – nước trở nên khó hơn.

2.4. Các sự cố về dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng trong nước thải bao gồm N và P. Trong đó: Hàm lượng Nitơ trong nước thải đầu vào được coi là đủ nếu tổng Nitơ (bao gồm Nitơ – Kjedalhl, Nitơ – Amoni, Nitơ – Nitrit, Nitơ – Nitrat) trong nước đã xử lý là 1 – 2mg/l. Nếu cao hơn, nghĩa là hàm lượng Nitơ trong nước thải đã dư thừa thì cần chấm dứt việc bổ sung Nitơ từ ngoài (nếu có).

2.5. Các sự cố về sinh khối

– Sinh khối nổi lên mặt nước: Kiểm tra tải lượng hữu cơ, các chất ức chế

– Sinh khối phát triển tản mạn: Thay đổi tải lượng hữu cơ, DO. Kiểm tra các chất

độc để áp dụng biện pháp tiền xử lý hoặc giảm tải hữu cơ

– Sinh khối tạo thành hỗn hợp đặc: Tăng tải trong, oxy, ổn định pH thích hợp, bổ sung chất dinh dưỡng.

3. Giải pháp khắc phục sự cố thường gặp ở nhà máy xử lý nước thải

– Nếu có thể, hãy cố gắng tích trữ càng nhiều càng tốt nước thải trong bể điều hòa hoặc bể chứa.

– Giảm lượng nước thải vào đến 20 – 30% mức bình thường.

– Giảm lượng oxi cung cấp xuống mức thấp nhất có thể (DO khoảng 1 – 2mg/l).

– Duy trì quá trình vận hành bình thường lâu đến mức có thể.

– Duy trì bổ sung chất dinh dưỡng nếu có thể.

– Nếu cần thiết, phải bổ sung nguồn Carbon từ ngoài vào (như acetate, methanole…) để tránh cho sinh khối bị thối rữa và lấy ra càng nhiều càng tốt.

4. 5 lưu ý khi vận hành hệ thống hiệu quả hơn

  • Thường xuyên kiểm tra song chắn rác để phát hiện tắc nghẽn kịp thời.
  • Sục khí ở bể aerotank và bể điều hòa phải luôn liên tục, đặc biệt với bể aerotank phải sục khí đều khắp bể tránh xuất hiện những vùng không sục khí sẽ xuất xuất hiện vùng kị khí cục bộ ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của bể vi sinh.
  • Kiểm tra nồng độ bùn ở bể vi sinh tầm 25-30% là ổn định, bùn lắng tốt và nước trong. Tuy nhiên nếu mật độ bùn không đạt 25-30% nhưng nước trong và đạt chuẩn đầu ra thì cũng không vấn đề gì, ta chỉ cần tăng lượng bùn tuần hoàn từ bể lắng.
  • Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản, đặc biệt là pH của nước trước khi vào bể vi sinh.
  • Thường xuyên giám sát đặc tính nước đầu vào, khi có thay đổi trong quá trình sản xuất cần thông báo đến hệ thống xử lý ngay để điều chỉnh quá trình xử lý phú hợp.

Bài viết trên đây là những lưu ý để vận hành nhà máy xử lý nước thải hiệu quả. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.